Lịch sử

TIỀN THÂN CỦA CỤC VẬT TƯ
(1950 - 1975)

Trong bối cảnh chiến tranh chống Mỹ bước vào giai đoạn quyết định, đòi hỏi một cơ quan chuyên trách quản lý và cung cấp vật tư cho chiến trường; chịu trách nhiệm tổ chức hệ thống vận chuyển, lưu trữ, và phân phối các loại vật tư như xăng dầu, vũ khí, thiết bị quân sự; đảm bảo nguồn lực hậu cần liên tục cho các chiến dịch lớn.

Bộ Chính trị họp bàn kế hoạch thực hiện Chiến dịch Biên giới năm 1950

Thực hiện Nghị quyết của Hội nghị, ngày 22/6/1950, Ban Thường vụ Trung ương Đảng đã ra nghị quyết về kiện toàn bộ máy chỉ đạo quân sự Trung ương và chấn chỉnh tổ chức Bộ Quốc phòng - Tổng Tư lệnh. Ngày 11/7/1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 121/SL quy định tổ chức Bộ Quốc phòng-Tổng Tư lệnh gồm 3 cơ quan: Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị, Tổng cục Cung cấp (nay là Tổng cục Hậu cần). Theo đó, nhiệm vụ của Tổng cục Cung cấp (TCCC) là: Quản trị, trang bị, cấp dưỡng quân đội và sản xuất quốc phòng. Về tổ chức TCCC gồm các cục: Quân lương, Quân trang, Quân y, Quân giới, Vận tải, Quân vụ và Phòng Quân khí. Cùng ngày, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 123/SL bổ nhiệm Đồng chí Trần Đăng Ninh (tức Nguyễn Văn Đáng) Ủy viên Trung ương Đảng- Trưởng ban Kiểm tra Trung ương Đảng làm Chủ nhiệm TCCC.